4 công nghệ trên xe ô tô tuyệt vời nhất trong năm 2022

ô tô

Nhìn lại 2022 – một năm thú vị, đầy đột phá trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô, các hãng xe đã cho chúng ta thấy những công nghệ đáng kinh ngạc được sử dụng trên chiếc xe của họ.

Để tạo ra những công nghệ mới tuyệt vời này, các hãng xe có thể đã mấy đến vài năm trời nghiên cứu cải tiến, cùng Motor Life điểm qua 4 công nghệ trên xe ô tô tuyệt vời nhất trong 2022.

Motorlife tưng bừng hợp tác cùng Kawasaki Long Biên – Hà Nội

6 dấu hiệu về hệ thống treo trên ô tô thường gặp, cách xử lý sự cố

BMW Theatre Screen – hô biến không gian ghế sau thành rạp chiếu phim

Theatre Screen là màn hình giải trí cảm ứng 8K đầu tiên trên thế giới có kích thước 31 inch được đặt ẩn trên trần xe, có thể nâng hoặc hạ thông minh qua nút bấm. Khi màn hình được hạ xuống, hàng ghế sau sẽ ngả ra, carbin được làm tối nhờ rèm che nắng và hệ thống âm thanh 36-speaker Bowers & Wilkins Diamond Surround Sound hiệu ứng âm thanh 4D đầy sống động tạo ra rung động từ tính theo âm thanh ở hàng ghế, biến không gian ghế xong thành một rạp chiếu phim thu nhỏ. 

Màn hình được trang bị Amazon Fire TV – một trình phát đa phương tiện trực tuyến sử nội dung từ internet như trò chơi, nhạc, video và nhiều phương tiện khác. Màn hình này có sẵn kết nối 5G, đem đến khả năng phát trực tuyến bất kỳ bộ phim, chương trình truyền hình, âm nhạc… nào trên Amazon Fire TV.

Màn hình Theatre Screen cung cấp 2 định dạng hiển thị là 16:9 và 32:9, cho phép hành khách điều chỉnh thông qua menu ở màn hình trung tâm phía trước hoặc bảng điều khiển cảm ứng tích hợp ở tay nắm cửa sau.

ô tô

Hệ thống treo đa năng Ferrari Purosangue FAST 

Ferrari Purosangue nổi tiếng nhờ kiểu dáng, nội thất đẹp mắt và động cơ V12 hút khí tự nhiên. Tuy nhiên, một trong những tính năng ấn tượng của dòng xe này ít được để ý đến chính là hệ thống treo đa năng FAST.

Maranello gọi hệ thống treo mới của mình là Công nghệ treo chủ động Ferrari (FAST), trong khi nhà cung cấp hệ thống này gọi là Bộ giảm chấn van ống đệm TrueActive đa năng (TASV). Điều làm cho hệ thống này trở nên đặc biệt là trong khi tất cả các bộ giảm chấn chủ động và thụ động hiện có đều phản ứng các chấn rung, còn thiết lập FAST có khả năng tác dụng lực để di chuyển toàn bộ thân xe trước sự xáo trộn trên đường hoặc thao tác lái xe để đạt được hiệu suất xử lý ổn định, tối ưu, lái xe thoải mái trong mọi điều kiện.

Về cơ bản, hệ thống treo độc đáo của Purosangue sẽ mang lại hiệu suất vượt trội hơn nhờ vào sự cải tiến trong công nghệ. Mặc dù hệ thống này không hề rẻ, nhưng nó sẽ trở thành tiêu chuẩn vàng trong nhiều năm tới.

ô tô

Nhiên liệu tổng hợp của Porsche

Việc phát triển nhiên tổng hợp trong năm vừa qua không còn là điều xa lạ, tuy nhiên Porsche là nhà sản xuất ô tô đạt được nhiều tiến bộ nhất trong việc này. Cơ sở sản xuất nhiên liệu tổng hợp của công ty tại Chile đã chính khai trường và bắt đầu sản xuất khí trung tính Carbon.

Để đánh dấu bước ngoặt này, Bộ trưởng năng lượng Chile Diego Pardow là người đầu tiên sử dụng nhiên liệu cho chiếc 911. Mặc dù quy mô nhà máy còn khá nhỏ chưa thể đủ nguồn cung cho toàn thế giới, nhưng đây được coi là bước đầu tiên Porsche thực hiện để chứng minh rằng việc sản xuất nhiên liệu thay thế xăng là hoàn toàn khả thi.

ô tô

Porsche 911 GT3 RS nâng cấp cài đặt trong xe

Porsche 911 GT3 RS thế hệ mới đã được nâng cấp về hiệu suất vận hành, trở thành “một quái vật” với động cơ đốt trong mạnh mẽ nhất mà hãng này từng sản xuất.

Chiếc xe được trang bị khối động cơ boxer 6 xy-lanh 4.0L, cho công suất tối đa 525 mã lực, mô-men xoắn 470 Nm, trục cam cũng được tinh chỉnh lại. Bên cạnh đó, được bổ sung thêm đường khí nạp riêng phục vụ mục đích làm mát động cơ khi xe chạy ở tốc độ cao.

Xe có khả năng tăng tốc 0-100 km/h chỉ trong vòng 3.2s, nhanh hơn 0,2s so với phiên bản trước, vận tốc tối đa đạt mức 296 km/h giới hạn điện tử, mức tiêu hao nhiên liệu là 13.3 l/100km, lượng khí thải CO2 tăng lên 305 g/km.

ô tô

Không những thế Porsche còn thực hiện khá nhiều nâng cấp về thiết kế, nhằm tăng tính khí động học trên biến thể RS.

Cánh gió phía đuôi xe được trang bị hệ thống giảm lực cản (DRS – Drag Reduction System), trang bị đầu tiên xuất hiện trên một chiếc Porsche. Với DRS, người lái có thể thay đổi góc nghiêng của cánh gió để phục vụ mục đích tăng tốc trên đường thẳng, hoặc có vai trò như một phanh gió bổ trợ.

Nắp capo được trang bị bộ chia gió phía trước giúp phân chia luồng gió đi qua và bên dưới điều hướng không khí ra bên ngoài chính xác. Hệ thống thông gió ở vòm bánh trước được cung cấp thông qua các lỗ thông hơi trên chắn bùn, giúp giảm lực cản của không khí tại khu vực bánh xe.

Porsche bổ sung 2 khe thoát gió chuyên dụng trên nắp khoang động cơ nhằm làm mát nhanh. Ở phía trước, 911 GT3 RS được áp dụng cấu hình bộ tản nhiệt trung tâm từ các dòng xe đua 911 RSR hay 911 GT3 R, thay vì sử dụng thiết kế 3 bộ tản nhiệt riêng biệt như các mẫu 911 khác.

Ngay cả hệ thống treo của xe cũng được chú ý về mặt khí động học nhằm tăng lực xuống phía trước khoảng 40kg ở tốc độ tối đa.

Những thay đổi lớn về mặt thiết kế mang đến hiệu quả rõ rệt. Ở tốc độ 200km/h, 911 GT3 RS tạo ra lực ép 409 kg xuống mặt đường. Trong khi đó ở tốc độ 285 km/h, lực ép là 860 kg, nhiều hơn 60 kg so với McLaren Senna ở tốc độ 225 km/h.

Porsche 911 GT3 RS được trang bị bộ mâm đa chấu siêu nhẹ kích thước 20 inch ở cầu trước và 21 inch ở cầu sau. Đi kèm lốp thể thao của Michelin có kích thước 275/35 ở phía trước và 335/30 ở phía sau. Hệ thống phanh tiêu chuẩn bao gồm cụm phanh đĩa 6 piston và đĩa phanh có đường kính 408 mm ở phía trước và 4 piston đường kính 390 mm ở phía sau. Phanh gốm Composite (PCCB) là trang bị tùy chọn.

Xe được trang bị tiêu chuẩn gói Clubsport, bao gồm khung chống lật, ghế đua Full Bucket Seat bằng sợi carbon. Trọng tâm của khoang lái là vô lăng mới với các nút xoay, cho phép người lái điều chỉnh các cài đặt hệ thống treo. Xe có 3 chế độ lái, bao gồm: Normal, Sport và Track.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tìm cửa hàng
Gọi trực tiếp
Chat ngay
Chat trên Zalo